Chủ Nhật, 5 tháng 12, 2010

Chỉnh trang đô thị- đi lên từ gốc rễ

Ấp Ánh sáng
Chỉnh trang đô thị- cần đi lên từ gốc rễ!
Những ký ức xưa.

 DALAT- Dòng suối năm xưa của người Lat

Ấp Ánh Sáng thuở ban đầu với 35 nóc gia,
Hiện trạng:






Ngày nay sẽ biến đổi theo Dự án:
-----------------


Ấp Ánh Sáng
Trong những năm 1930, vì sự hà khắc của triều đình và tình trạng đất đai cằn cỗi, những đoàn người Thừa Thiên - Huế đầu tiên đã tìm vào Đà Lạt để kiếm kế sinh nhai. Sau đó, họ về lại quê nhà đùm túm vợ con và rủ thêm người thân thích lên vùng đất tốt tươi, thiên nhiên ưu đãi con người này để sinh cơ lập nghiệp. Họ tập trung cư ngụ quanh khu vực trung tâm thành phố và dọc theo Hồ Lớn để trồng rau và buôn bán, rồi sau đó hình thành ấp Ánh Sáng vào năm 1952. Một trong những người sáng lập là ông Cao Minh Hiệu, thị trưởng của Đà Lạt, và cái tên ấp Ánh Sáng là do ông đặt ra từ phong trào Ánh Sáng của nhóm Tự Lực văn đoàn. 
Nhiều cụ già kể lại: Vào năm 1930, nơi đây chỉ có từ 5 đến 6 gia đình người làng Kế Môn, Phước Yên vào sinh sống với những căn chòi tranh vách lá đơn sơ.
Ba anh em ông Cao Quang Kỳ, Cao Quang Chướng và Cao Xá là những bậc tiền bối đã có công khai sơn phá thạch vỡ hoang vùng đất này. Sau đó, hàng chục hộ gia đình từ Thừa Thiên - Huế thấy việc sinh sống ở đây có nhiều thuận lợi và dễ dàng nên mới kéo nhau về đây làm ăn ngày một đông đảo.
Ảnh:Hienmto
Năm 1946, do chiến tranh, nhiều gia đình bà con Thừa Thiên - Huế ở ấp Ánh Sáng nói riêng và dân Đà Lạt nói chung phải tản cư đi nơi khác. Cuối năm 1947, họ mới dần dà hồi cư về nơi cũ. Đến năm 1952, khi thành lập và đặt tên chính thức là ấp ánh Sáng, lúc bấy giờ cũng chỉ mới có 36 nóc nhà của 36 gia đình được xây dựng trên một lô đất bằng phẳng ven sườn đồi theo hình chữ A mái ngói, vách gỗ rộng 7,5m, dài 12m, chia thành hai dãy cách nhau một lối đi, mỗi nhà cách nhau 4m tạo thành một khu phố nhỏ xinh xắn. Đến năm 1953 thì dòng điện được chính thức đưa về cho bà con ấp ánh Sáng sử dụng.

 
 Ảnh:khoanguyen
Mấy năm sau, do những biến cố chính trị, nhiều người dân Thừa Thiên - Huế quá lo lắng trước cảnh chiến tranh ác liệt ở quê nhà nên kẻ trước người sau, kéo nhau vào Đà Lạt và họ đều tập trung về ấp ánh Sáng làm cho ấp này phát triển lên tới hàng trăm hộ.
 Ảnh:khoanguyen
Năm 1955-1956, một số hộ ở ấp ánh Sáng bị giải toả để làm chợ mới rủ nhau về Thái Phiên, xin cấp đất làm vườn. Một số khác lên ở dọc khu Hoà Bình để buôn bán. Người Thừa Thiên - Huế vào Đà Lạt mang theo cả phong tục và tập quán cưới hỏi, ma chay, đình đám, hội hè, cách ăn mặc chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi lễ nghi cung đình của triều đình Huế vào thành phố cao nguyên.
Ảnh:Hienmto
 Ảnh:khoanguyen 
Người Thừa Thiên - Huế thường làm nhà thờ họ, tế tự, giỗ chạp theo chu kỳ nhằm thắt chặt mối tình tương thân tương ái giữa không chỉ những người đồng hương trên quê mới mà còn gắn bó với bà con dòng họ chốn quê nhà.
 Ảnh:khoanguyen
Họ thường rất kỹ tính trong mọi việc, từ cung cách làm ăn đến sinh hoạt hàng ngày. Chiếc áo dài, chiếc nón bài thơ xứ Huế cũng từ đó có điều kiện du nhập và trở thành phong cách của nữ sinh Đà Lạt . 
Ảnh:Hienmto
 Ảnh:khoanguyen
 Ảnh:anhtuan85
Hiện nay, Ấp Ánh Sáng đang được giải tỏa để xây dựng lại cho Đà Lạt đẹp hơn. Ấp Ánh Sáng Đà lạt sẽ là kỉ niệm đẹp của người dân Đà Lạt, của du khách khi đến thăm thành phố này. Những người con gốc Huế, những món ăn Huế và những bản sắc mang đậm chất Huế tại Đà lạt sẽ mãi là những đặc trưng của thành phố hoa.
 
Vietnam Discoveries (Sưu tầm và tổng hơp)

 


http://vietnamdiscoveries.com/res/gallery/img/apanhsang_big.jpg
Ấp Ánh Sáng
Ấp Ánh Sáng
http://vietnamdiscoveries.com/en/dalat/place/culture/anh-sang-hamlet-59.html

 
-----------------------------------------

Dự án ấp Ánh Sáng: Tổng thể mặt bằng công trình quy hoạch khu ở và công viên ấp Ánh Sáng được quy hoạch có diện tích 7,6 ha, địa hình tương đối bằng phẳng, hơi dốc về phía Tây - giáp với cầu Bá Hộ Chúc đường Nguyễn Văn Cừ - Bà Triệu, có độ chênh trung bình từ 1,5m đến 2m. Hiện trạng kiến trúc qua khảo sát chủ yếu là nhà cấp 3, cấp 4, tường xây mái tôn và nhà gỗ, hầu hết được xây dựng tự phát. Nhiều nhà đã cũ kỹ, xuống cấp, nằm trong đường hẻm chật chội không có khả năng triển khai lực lượng cứu hộ trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn. Tổng số nhà trong khu vực quy hoạch 434 căn với diện tích xây dựng là 3,4 ha, trong đó 312 nhà có hộ khẩu thường trú và 122 hộ có nhà thuộc diện tạm trú. Phần giáp khu nhà ở và suối Cam Ly có diện tích 3 ha được sử dụng cho mục đích nông nghiệp. Hiện số diện tích đất nông nghiệp này đang bị thu hẹp do xây dựng nhà trái phép, tạm bợ. Hệ thống cấp thoát nước không đồng bộ, giao thông nội khu không bảo đảm an toàn. Hơn nữa ấp Ánh Sáng nằm ngay vị trí trung tâm thành phố, có tầm nhìn rất rộng về mặt thẩm mỹ đối với các khu vực xung quanh từ các hướng nhìn khác nhau như: cầu Ông Ðạo, đường Phạm Ngũ Lão, đường Trần Hưng Ðạo từ trên cao xuống và đường Nguyễn Chí Thanh... Từ các yếu tố này cho thấy cần có một giải pháp để cải tạo khu vực ấp Ánh Sáng trở thành một khu vực đô thị đẹp, hiện đại phù hợp với vị trí mặt tiền của trung tâm thành phố.
Trong một cuộc họp bàn về kế hoạch giải tỏa, biện pháp thực hiện và đưa ra phương án quy hoạch ấp Ánh Sáng gần đây, Công ty Tư vấn xây dựng Lâm Ðồng đã đưa ra các đề xuất giải pháp thiết kế đối với khu dân cư và khu vực xây dựng, khu công viên thiếu nhi ấp Ánh Sáng. Trong đó có hai phương án xây dựng khu dân cư bao gồm: phương án 1 có tổng diện tích xây dựng là 2,1 ha, thiết kế nhà chung cư nguyên đơn 5 tầng, 10 tầng và 15 tầng, độ cao tăng dần theo hướng nhìn từ hồ Xuân Hương. Với phương án thiết kế này, tổng số căn hộ toàn khu lên đến 464 hộ. Phương án 2 xây dựng một khu chung cư nguyên đơn 5 tầng, có lợi thế khống chế về số tầng cao, diện tích mỗi căn hộ từ 40 đến 80m2, tổng số căn hộ là 192. Riêng khu công viên thiếu nhi có tổng diện tích xây dựng là 5,5 ha, trong đó bao gồm các khu chức năng: khu văn hóa, khu thể thao, khu vui chơi thiếu nhi, khu nghỉ tĩnh.


-------------

Tên dự án:Trung tâm thương mại Ánh Sáng Đà Lạt

Địa chỉ: Công viên Ánh Sáng, P. 1, Thành phố Đà Lạt, Việt Nam

Loại: Toà nhà tổ hợp (khách sạn 4 sao, khu tổ hợp thương mại và chung cư)

Quy mô dự án: (GFA m2):130,000m2

Giải thưởng:Thiết kế hàng đầu BCI 2009 tại Việt Nam



Trung tâm thương mại Ánh Sáng Đà Lạt là một toà nhà tổ hợp nằm trong trung tâm thành phố Đà Lạt thơ mộng, phía Nam Việt Nam.

Dự án có một trung tâm thương mại hai tầng, một khách sạn 4 sao và 5 khu chung cư, phối hợp hài hoà với thành phố tạo nên một không khí cởi mở, sống động và sáng sủa, làm tăng chất lượng cuộc sống đô thị cho Đà Lạt. Ý tưởng thiết kế bắt nguồn từ việc kết hợp thiên nhiên với thành phố, nơi các cửa hiệu hấp dẫn và sống động được đặt trong một công viên yên tĩnh và thanh bình. Khu vực xây dựng nằm trên một quả đồi nhìn ra hồ Xuân Hương và được bao bọc xung quanh là những cây thông với không gian tuyệt đẹp.

Khách sạn 4 sao, có mặt tiền ấm cúng và nhẹ nhàng, nhìn ra hồ và có 186 phòng cao cấp, một nhà hàng hạng sang, phòng đa năng, khu vực spa, khu vực rèn luyện sức khoẻ và một bể bơi có mái che. Khu vực dân cư được thiết kế với các căn hộ đạt tiêu chuẩn cao, kết hợp hài hòa vị trí hoàn hảo có cảnh quan rộng lớn và ánh sáng tự nhiên.

Dự án này dự kiến hoàn thành vào năm 2013.


















http://www.highend.vn/vn/home/Projec...annel=Products
-------------------------
1 dự án trứơc đó.








Phân tích theo phương pháp SWOT
S:
- Có một quá khứ rõ ràng.
- Địa điểm trung tâm.

W:
- Tăng áp lực vào khu Trung tâm,
 - Nhà cao tàng ở chỗ thấp nhất của khu vực: Nghịch lý cần bàn về hình ảnh đô thị miền cao nguyên.
- Vốn đầu tư lớn quá; Không biết có không?
- Sản phẩm của dự án chưa phù hơp với nhu cầu thực tế; Có cũng được mà không cũng chẳng sao!
- Đồng thuận chưa cao?

O:
- Chỉnh trang hiện trạng lộn xộn, Bộ mặt Trung tâm thành phố đẹp hơn!
- Phát triển bền vững theo thời đại.
- Cư dân được "an cư lạc nghiệp".
- Dự án là cơ hội có thêm lý do là điểm đến của Dalat.

T:
- Sự bảo thủ, trì trệ.
- QH treo lâu quá.



   




 

 






.








Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét